Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo những tư duy mới
trong công tác lãnh đạo - quản lý cũng là những nhân tố đóng vai trò hết
sức quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức. Khác với những ông
chủ tư bản trước kia điều khiển xí nghiệp bằng roi vọt, ra những quyết
định từ chiếc ghế phô tơi, hay những vị giám đốc không dám nghĩ, dám làm
chỉ thụ động làm theo những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời
bao cấp, những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay là người có những
cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý.
Các nhà lãnh đạo hiện nay có một phong cách quản lý mới và hợp lý hơn.
Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách phù hợp với điều kiện xã hội và
ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người
lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể. Có thể khẳng
định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong những
yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh nghiệp. Vậy
phong cách lãnh đạo của phương Đông và phương Tây có gì khác nhau và lựa
chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất trong bối cảnh Việt Nam hiện nay?
Trong
khuôn khổ bài viết này, chúng tui sẽ đề cập đến các vấn đề về phong
cách lãnh đạo và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất trong bối
cảnh Việt Nam hiện nay thông qua các nội dung sau:
1. Tầm quan trọng của lãnh đạo
2. Phong cách lãnh đạo phương Đông thông qua quan điểm lãnh đạo của vài nhân vật điển hình
3. Phong cách lãnh đạo theo kiểu phương Tây
4. Sự khác biệt giữa lãnh đạo phương Đông và lãnh đạo phương Tây
5. Vận dụng vào điều kiện của Việt Nam
1. Tầm quan trọng của lãnh đạo
Trong
bối cảnh nền kinh tế phát triển hiện nay, những nhà lãnh đạo - quản lý
giỏi phải là người có giá trị đối với tổ chức mà họ quản lý. Người lãnh
đạo là người vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động,
vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong môi
trường hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được mục
tiêu của tổ chức. Có thể khẳng định rằng, lãnh đạo là một yếu tố quan
trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công của một doanh nghiệp
nhưng lại bị ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố của môi trường. Vậy lãnh đạo
là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào? Có điều gì khác biệt giữa
lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo phương Đông, khả năng vận dụng chúng ở
Việt Nam ra sao?
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội
trong đó người lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm
đạt mục tiêu của tổ chức. Thuật lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả
năng lôi cuốn người khác mà đôi khi chỉ là sự mị dân. Đó cũng không chỉ
là khả năng gây cảm tình, thuyết phục người khác mà đôi khi đó là kỹ
năng của người phụ trách bán hàng. Lãnh đạo là nâng tầm nhìn của con
người một mức cao hơn, đưa việc thực hiện đạt tới một tiêu chuẩn cao
hơn, và phát triển tính cách con người vượt qua những giới hạn thông
thường.
Trong bất kỳ một gia đình, một tập thể, một tổ chức hay một
quốc gia nào mà không có người lãnh đạo thì chẳng khác nào như một thân
thể không có đầu, đối với doanh nghiệp thì lãnh đậo là hoạt động quan
trọng nhất.
- Tầm nhìn của người lãnh đạo: lãnh đạo thực thụ là
người có tầm nhìn đúng đắn, được ví như hệ thần kinh trung ương trong
một cơ thể có thể cảm nhận những phản ứng bên ngoài thấy được và nghĩ ra
được những giải pháp tối ưu để điều khiển các bộ phận khác trong cơ thể
tồn tại và phát triển
- Trách nhiệm của người lãnh đạo: là một tấm
gương có ảnh hưởng rất lớn đến cấp dưới, là ngưòi đựợc sự ủy nhiệm của
tập thể có bổn phận giải thích, bảo vệ, thực hiện cho kỳ được những công
việc vì lợi ích tối cao của cả tập thể
- Vai trò của người lãnh đạo: nhân tố trung tâm tập hợp lực lượng nhằm thực thi mục tiêu của doanh nghiệp một cách tốt nhất
- Định hướng của người lãnh đạo: lãnh đạo là người dẫn đường chỉ lối
cho mọi hoạt động của doanh nghiệp “Một ngưòi lãnh đạo xứng đáng phải
biết cách làm cho đội ngũ của mình thấy những thành quả đạt được, đồng
thời với những nguy hiểm họ đang đương đầu, nhằm dùng những kết quả
đó mà chứng minh rằng họ đang đi đúng hướng”(Carrard).
Như đã nói ở
trên, lãnh đạo có rất nhiều đặc trưng khác nhau tuy nhiên mới chỉ nhấn
mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề cập,
xem xét lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó được diễn ra
như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội, trong đó có sự
ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá... Sự khác biệt về vị trí địa
lý về lịch sử phát triển của các vùng, miền trên thế giới đã tạo nên sự
đa dạng về văn hoá giữa các dân tộc từ đó dẫn đến những nét đặc trưng
rất riêng đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cũng như đối với mỗi tổ chức
dù là kinh tế, xã hội hay tôn giáo.
Linkt tải miễn phí cho anh em
Tiểu luận Phân biệt lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo phương
Tiểu luận Các Phong cách lãnh đạo
Tiểu luận Phân tích phong cách lãnh đạo của giám đốc sản
Phong cách lãnh đạo nào cho Doanh nghiệp Việt Nam
Tiểu luận tâm lý quản trị - Phong cách lãnh đạo
Tiểu luận: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN – BÍ
Bài nhóm: Phân biệt lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo
Tiểu luận Phong cách lãnh đạo trong tập đoàn Toyota
Nghệ thuật lãnh đạo
Đi tìm phong cách lãnh đạo riêng cho doanh nghiệp Việt Nam
Phong cách quản lý Hiroshi Mannari
Phong cách lãnh đạo của phương tây
Author:
Ketnoi
Genre:
»
nhân sự
Rating
Posted by Ketnoi
Posted on
29
Sep