Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối và hiệu quả nâng cao năng lực chẩn đoán, xử trí của cán bộ y tế xã tại tỉnh Hải Dương

    Author: Ketnoi Genre:
    Rating

    Mod mới có tài liệu này chia sẻ miễn phí cho các bạn


    Tên đề tài: “Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối và hiệu quả nâng cao năng lực chẩn đoán, xử trí của cán bộ y tế xã tại tỉnh Hải Dương”

    Mã số: 62.72.01.64

    Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế

    Nghiên cứu sinh: Đinh Thị Diệu Hằng

    Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Dương Đình Thiện

    2. PGS.TS. Vũ Đình Chính

    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội



    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN



    1. Tỷ lệ THK gối ở người từ 40 tuổi trở lên tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương năm 2008: là 27,1% (theo tiêu chuẩn ACR 1991 dựa vào lâm sàng)

    2. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp nâng cao năng lực chẩn đoán và xử trí bệnh THK gối của cán bộ trạm y tế xã tại tỉnh Hải Dương.

    2.1. Về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của CBYT xã trước can thiệp

    - Trình độ CBYT xã: y sĩ (70,7%); bác sĩ (29,3%). Trong đó, 70,3% CBYT thâm niên công tác trên 10 năm, 20% CBYT thâm niên từ 5 - 10 năm và 9,7% CBYT có thâm niên công tác dưới 5 năm.

    - Về kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối: chỉ có 27,2% CBYT có kiến thức tốt và khá; 72,8% CBYT có kiến thức ở mức độ trung bình và kém;

    - Về kiến thức điều trị bệnh THK gối: 44,1% CBYT có kiến thức khá-tốt và 55,9% CBYT xã có kiến thức trung bình - kém.

    - Về kiến thức tư vấn bệnh THK gối: 42,1% CBYT có kiến thức khá- tốt; 57,9 % ở mức độ trung bình và kém; không có sự khác biệt rõ ràng giữa y sĩ và bác sĩ về kiến thức tư vấn bệnh THK gối.

    2.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho bệnh nhân THK gối của CBYT xã sau 1 năm:

    - Về kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối: tỷ lệ CBYT có kiến thức ở mức độ tốt - khá tăng lên (CSHQ = 80%) và tỷ lệ CBYT có kiến thức ở mức độ trung bình - kém giảm đi rõ rệt (CSHQ = -30%), p< 0,001.

    - Về kiến thức điều trị bệnh THK gối: tỷ lệ CBYT có kiến thức ở mức độ tốt - khá tăng lên (CSHQ = 7%) và tỷ lệ CBYT có kiến thức ở mức độ trung bình - kém giảm đi rõ rệt (CSHQ = -6%), p< 0,001.

    - Về kiến thức tư vấn bệnh THK gối: tỷ lệ CBYT có kiến thức ở mức độ tốt - khá tăng lên (CSHQ = 60%) và tỷ lệ CBYT có kiến thức ở mức độ trung bình - kém giảm đi rõ rệt (CSHQ = -44%), p< 0,001.

    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...1
    CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1. 1. Giải phẫu khớp gối 3
    1.1.1. Giới hạn của gối: 3
    1.1.2. Giải phẫu khớp gối 3
    1.1.3. Mặt khớp 5
    1.1.4. Phương tiện nối khớp: 7
    1.1.5. Màng hoạt dịch: 10
    1.1.6. Cấu trúc và thành phần của sụn khớp 12
    1.1.7. Giải phẫu xquang khớp gối bình thường: 16
    1.1.8. Chức năng của khớp gối 18
    1.2. Bệnh thoái hoá khớp 19
    1.2.1. Định nghĩa bệnh thoái hoá khớp 19
    1.2.2. Dịch tễ học bệnh THK 19
    1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hoá khớp 20
    1.2.4. Triệu chứng của bệnh THK gối: 29
    1.2.5. Các biện pháp điều trị THK 34
    1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh THK: 38
    1.3.1. Yếu tố tuổi, giới và thoái hoá khớp 38
    1.3.2. Yếu tố cơ học và chấn thương với THK 39
    1.3.3. Sự béo phì 40
    1.3.4. Yếu tố nội tiết: 41
    1.3.5. Thoái hóa khớp thứ phát 41
    1.4. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân vùng nông thôn 42
    1.4.1. Vai trò của trạm y tế xã (TYT) 42
    1.4.2. Kiến thức về chẩn đoán và xử trí một số bệnh phổ biến tại cộng đồng của các cán bộ y tế tại trạm y tế xã 43
    1.4.3. Tình hình chẩn đoán, điều trị bệnh THK gối tại y tế tuyến cơ sở 44
    1.5. Tình hình nghiên cứu bệnh thoái hóa khớp gối 47
    1.5.1. Thế giới 47
    1.5.2. Ở Việt Nam 48
    CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 51
    2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: 51
    2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: 52
    2.2. Phương pháp nghiên cứu: 53
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 53
    2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 54
    2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 55
    2.2.3. Giải pháp can thiệp: 56
    2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin: 57
    2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu: 65
    2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 65
    2.4. Các chỉ số nghiên cứu 66
    CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67
    3.1. Mô tả thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở lên tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008. 67
    3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 67
    3.1.2. Tỷ lệ mắc THK gối tại 02 xã, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 68
    3.1.3.Triệu chứng lâm sàng thoái hoá khớp gối: 68
    3.1.4. Phân loại mức độ đau theo thang điểm Lesquesne 72
    3.1.5. Liên quan giữa mức độ đau theo Lesquesne và sưng khớp 72
    3.1.6. Liên quan giữa mức độ đau khớp theo Lesquesne và đau đầu xương khi khám 73
    3.1.7. Hình ảnh Xquang của bệnh thoái hoá khớp gối: 73
    3.1.8. Thoái hoá khớp gối và các yếu tố liên quan 77
    3.2. Nhận xét về thực trạng chẩn đoán và xử trí bệnh thoái hoá khớp gối của cán bộ y tế (CBYT) tại các trạm y tế xã thuộc tỉnh Hải Dương 82
    3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 82
    3.2.2. Mô tả về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn của CBYT tại TYT xã 83
    3.2.3. So sánh kiến thức về chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của CBYT xã theo thâm niên công tác 85
    3.2.4. So sánh kiến thức về chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của CBYT xã theo trình độ 88
    3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp 90
    3.3.1. Đánh giá hiệu quả về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối theo thâm niên công tác: 91
    3.3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối theo trình độ của CBYT xã 95
    3.3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của CBYT xã: 98
    CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN 101
    4.1. Mô tả thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở lên tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008. 101
    4.1.1. Nhận xét đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu là người dân từ 40 tuổi trở lên tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương: 101
    4.1.2. Tỷ lệ mắc THK gối trên lâm sàng của người dân từ 40 tuổi trở lên ở 02 xã thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 101
    4.1.3. Mô tả về triệu chứng bệnh THK gối ở người từ 40 tuổi trở lên ở 02 xã huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương : 104
    4.1.4. Một số yếu tố liên quan với bệnh thoái hoá khớp gối: 111
    4.2. Nhận xét về việc chẩn đoán, điều trị, tư vấn bệnh THK gối của CBYT tại các trạm y tế xã 117
    4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: 117
    4.2.2. Mô tả về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của CBYT ở TYT xã 121
    4.2.3. So sánh về việc chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho bệnh nhân THK gối của CBYT ở TYT xã theo trình độ và thâm niên công tác: 124
    4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho CBYT xã: 130
    4.3.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối 131
    4.3.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức điều trị bệnh THK gối 132
    4.3.3. Hiệu quả can thiệp về kiến thức tư vấn bệnh THK gối 133
    CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN 135
    5.1. Mô tả thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở lên tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008. 135
    5.2. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp nâng cao năng lực chẩn đoán và xử trí bệnh thoái hóa khớp gối của CBYT xã tại tỉnh Hải Dương. 136
    5.2.1. Về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của CBYT xã trước can thiệp 136
    5.2.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho bệnh nhân THK gối của CBYT xã sau 1 năm: 136
    CHƯƠNG 6:KIẾN NGHỊ 137
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 138
    ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 138
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thoái hoá khớp (THK) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học, làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn (cột sống và đĩa đệm). Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố như: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương .
    Thoái hoá khớp có thể gặp ở nhiều khớp động, nhưng theo thống kê bệnh hay gặp ở những khớp chịu tải như khớp gối, khớp háng, cột sống. Khi khớp bị thoái hoá đến giai đoạn biểu hiện lâm sàng gây đau và hạn chế chức năng đi lại và sinh hoạt của người bệnh khiến người bệnh phải thường xuyên đi khám bệnh và điều trị, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây tổn hại đến kinh tế.
    Theo một điều tra tại Mỹ, hơn 80% người trên 55 tuổi có biểu hiện thoái hoá khớp trên phim chụp xquang, trong đó có từ 10- 20% số người có triệu chứng hạn chế vận động . Đặc biệt có khoảng vài trăm ngàn người không tự phục vụ được do bị thoái hoá khớp háng và chi phí cho điều trị 1 bệnh nhân bằng thuốc lên tới 141,98 đô la Mỹ trong 30 ngày. Ở Pháp, bệnh thoái hoá khớp chiếm khoảng 28,6% trong số các bệnh xương khớp, mỗi năm khoảng 50.000 người được ghép khớp háng nhân tạo.
    Hiện nay, cùng với sự gia tăng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam, các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là THK gối là chứng bệnh hay gặp, càng cao tuổi bệnh lý càng diễn biến nặng, sau 40 - 50 tuổi, có thể xuất hiện biểu hiện của bệnh. Đây là bệnh không trực tiếp đe dọa tính mạng nên người bệnh và cộng đồng chưa quan tâm đúng mức, đặc biệt là người lao động chân tay. Trong tương lai, tỷ lệ này còn đang tiếp tục tăng cao vì sự gia tăng tuổi thọ. Nếu phát hiện và điều trị bệnh muộn thì hiệu quả không được như mong muốn, sẽ gắn liền với nghỉ việc, giảm năng suất lao động và hạn chế hoạt động hàng ngày, thậm chí sẽ tàn phế suốt đời. Do vậy vai trò của cán bộ y tế xã là hết sức quan trọng trong việc phát hiện sớm, điều trị và tư vấn đúng cho người dân. Liệu cán bộ y tế xã có đủ kiến thức, kỹ năng phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh THK gối cho người dân tại cộng đồng hay không là một vấn đề cần phải quan tâm.
    Theo thống kê tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1979 - 1988), tỷ lệ thoái hoá khớp chiếm 10,4% ; Theo nghiên cứu của phân khoa xương khớp bệnh viện đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy THK rất phổ biến, gặp trong khoảng 20% dân số độ tuổi 40 -50, có tới 50% dân số độ tuổi bắt đầu từ 40 trở lên có hình ảnh THK trên phim xquang, nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng lâm sàng ở khớp, trong đó 75% là ở khớp gối . Theo điều tra dịch tễ tình hình bệnh xương khớp trong cộng động một số quần thể dân cư ở phía Bắc Việt Nam năm 2002, bệnh THK chiếm tỷ lệ cao nhất, ở nông thôn là 5,7% và ở thành thị là 4,1% .
    Ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và một số biện pháp điều trị bệnh thoái hoá khớp tại một số bệnh viện, nhưng đánh giá dịch tễ học lâm sàng bệnh thoái hoá khớp gối và vấn đề chẩn đoán cũng như điều trị, tư vấn về bệnh thoái hoá khớp gối trong cộng đồng còn ít được quan tâm. Để góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hoá khớp gối và hiệu quả nâng cao năng lực chẩn đoán, xử trí của cán bộ y tế xã tại Hải Dương với mục tiêu:
    1. Mô tả thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở lên tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008.
    2. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp nâng cao năng lực chẩn đoán và xử trí bệnh thoái hóa khớp gối của cán bộ trạm y tế xã tại tỉnh Hải Dương.
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1. 1. Giải phẫu khớp gối
    1.1.1. Giới hạn của gối:
    Là đoạn nối giữa đùi và cẳng chân, được giới hạn phía trên bởi đường vòng ngang trên bờ trên xương bánh chè khoảng 3 khoát ngón tay và bên dưới bởi đường vòng qua phía dưới lồi củ xương chày. Gối được chia thành 2 vùng bởi khớp gối: vùng gối trước và vùng gối sau , .
    Vùng gối trước là một vùng không quan trọng chỉ gồm da và tổ chức dưới da phủ lên dây chằng bánh chè, xương bánh chè và gân cơ tứ đầu đùi che phía trước của khớp gối
    Vùng gối sau gồm có da, tổ chức dưới da và các cơ giới hạn một chỗ lõm gọi là hố kheo: phía trên-trong được giới hạn bởi phần dưới của cơ bán gân và cơ bán màng, phía trên-ngoài bởi đầu tận của cơ nhị đầu đùi, phía dưới-trong là cơ bụng chân (đầu trong) và dưới ngoài là cơ bụng chân (đầu ngoài)
    1.1.2. Giải phẫu khớp gối
    Khớp gối là khớp bản lề do sự tiếp khớp giữa các lồi cầu của xương chày và xương đùi và giữa xương bánh chè với diện bánh chè của xương đùi. Đây là một khớp phức hợp có bao hoạt dịch rất rộng, dễ bị sưng và phồng to. Khớp gối ở nông nên dễ bị va chạm và tổn thương , , .
    Khớp gối là một khớp phức hợp, gồm 2 khớp:
    - Giữa xương đùi và xương chày (thuộc loại khớp bản lề)
    - Giữa xương đùi và xương bánh chè (thuộc loại khớp phẳng)



    Link Download


    - Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
    - Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
    tải tài liệu miễn phí

    Leave a Reply