Định vị thương hiệu bánh trung thu

    Author: Ketnoi Genre:
    Rating

    Link tải cho anh em
    Không phải đến ngày nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập các doanh nghiệp mới chú ý tới thương hiệu của chính mình . Mà ngay từ xa xưa, cha ông ta cũng đã làm nên những thương hiệu lớn còn lưu danh và đang tồn tại phát triển song hành cùng người tiêu dùng như: nước mắm Phú Quốc, lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, gạo tám Hải Hậu, gạo Nàng hương … Đây là những thương hiệu mạnh , là niềm tự hào của dân tộc mà những con người Việt Nam đã tạo dựng nên, có chăng là học chưa nhận thức được giá trị của thương hiệu của mình mà thôi.
    Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá, hàng ngàn mặt hàng mới của doanh nghiệp ra đời và cùng phát triển tạo nên những thương hiệu khác nhau trên thị trường, nhưng không phải thương hiệu nào cũng phát triển và tồn tại mãi mãi theo thời gian. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để tạo ra một thương hiệu mạnh và phát triển bền vững trước sóng gió cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Đó là bài toán lớn cho hầu hết các doanh nghiệp trong nước và trên toàn thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Trong thị trường hàng thực phẩm tại Việt Nam, Kinh Đô là một cái tên được nhắc đến khá nhiều . Đó là một thương hiệu mạnh không những trong nước mà còn cả ở vài thị trường nước ngoài .Để đạt được những thành tựu trên, Kinh Đô đã có chiến lược hoạt động đúng đắn và bài bản. Chiếc lược này càng tỏ ra có hiệu quả khi Việt Nam là thành viên WTO.
    Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ với vài chục công nhân ở quận 6, TP.HCM, sau 13 năm, thương hiệu Kinh Đô trở thành thương hiệu của một hệ thống với 9 công ty thành viên, 7 nhà máy chuyên sản xuất bánh kẹo, kem, nước giải khát, xây dựng địa ốc.
    Định vị thương hiệu là việc tạo ra vị thế riêng biệt của thương hiệu trong một môi trường cạnh tranh để bảo đảm rằng mỗi người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu có thể phân biệt được thương hiệu ấy với các thương hiệu cạnh tranh khác. Việc định vị thương hiệu mang tính chất quan trọng là do nó có liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và cảm nhận của người tiêu dùng. Chính vì vậy nhóm đã lựa chọn đề tài tiểu luận : “Định vị thương hiệu : Bánh Trung Thu Kinh Đô” nhằm nghiên cứu tìm hiểu , phân tích tình hình cạnh tranh của Cty CP bánh kẹo Kinh Đô và nhu cầu của khách hàng trên thị trường trong và ngoài nước.
    II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
    1. Khái niệm về thương hiệu
    Trong marketing, thương hiệu được xem là trung tâm của các công cụ marketing vì thương hiệu chính là những gì các nhà làm marketing xây dựng và nuôi dưỡng để cung cấp lợi ích cho khách hàng mục tiêu của mình. Khái niệm về thương hiệu ra đời từ rất lâu và trước khi marketing trở thành một ngành nghiên cứu riêng biệt trong kinh doanh. Cụ thể giai đoạn từ 1870 đến 1914 được coi là giai đoạn hình thành và phát triển khái niệm thương hiệu (brand); giai đoạn 1919 đến cuối thế kỷ 20 là giai đoạn mà các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh doanh trên thế giới ứng dụng, phát triển khái niệm thương hiệu và mô hình giám đốc thương hiệu (Brand Manager) một cách bài bản như Libby, Mc Neil, Procter & Gamble, Johnson & Johnson, GE…
    Vậy thương hiệu là gì? Sự phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm như thế nào? Theo thời gian, khái niệm về thương hiệu cũng đã được thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của ngành marketing, vì vậy có nhiều quan điểm và định nghĩa về thương hiệu khác nhau. Cụ thể:
    a) Quan Điểm Truyền Thống:
    Theo Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ: “ Thương hiệu là một cái tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hay một sự phối hợp của các yếu tố trên nhằm mục đích để nhận dạng sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất và phân biệt với các thương hiệu khác của đối thủ cạnh tranh”.
    b) Quan Điểm Tổng Hợp:
    - Theo Ambler & Styles định nghĩa:
    “ Thương hiệu là một tập các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi. Thương hiệu theo quan điểm này cho rằng, sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu, chủ yếu cung cấp lợi ích chức năng cho khách hàng. Như vậy các thành phần marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị) cũng chỉ là các thành phần của một thương hiệu”.
    - Theo David Aaker (1996):
    “ Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hóa, lý tính, cảm xúc, trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng đến khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty” (building strong brand).
    c) Quan Điểm Pháp Lý:
    - Điều 4 Mục 16 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005 – Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
    “ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”
    - Theo Hiệp Định Thương Mại Việt – Mỹ:
    “ Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hay tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác”.

    Tiểu luận: Định vị thương hiệu : Bánh Trung Thu Kinh Đô
    Chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của vài
    Định vị dầu gội đầu?
    Luận văn Phát triển hình ảnh thương hiệu Megabuy.vn
    Mỗi Ngày Một Thương Hiệu Nổi Tiếng
    vi sao noi con nguoi vua la chu the vua la khach the cua van
    Vai trò của thương hiệu với người tiêu dùng nói riêng và với nền

    Leave a Reply